Bật mí cách deal lương khi phỏng vấn sao cho thật khéo léo phù hợp với năng lực của bản thân

Lương là một trong những yếu tố quan trọng mà nhiều ứng viên quan tâm khi phỏng vấn xin việc. Trong đó, không phải lúc nào mức lương bạn nhận được sẽ được như kỳ vọng bởi nó còn phụ thuộc vào cách deal lương khi phỏng vấn. Vậy deal lương ra sao để không bị quá “lố”? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.  

1. Tầm quan trọng của việc biết cách deal lương khi phỏng vấn

Thực tế, deal lương là khâu khá nhạy cảm khi phỏng vấn. Nếu bạn “khéo léo” thì dĩ nhiên sẽ có được mức lương mong muốn nhưng ngược lại nếu deal lương kém “tinh tế” thì không chỉ không nhận được mức thu nhập cần mà còn khiến bạn có nguy cơ mất đi công việc ưng ý.

Biết được cách deal lương khi phỏng vấn hiệu quả, sở hữu mức lương như ý sẽ tránh cảm giác bất mãn và sớm rời bỏ công việc. Từ đó, giúp bạn tập trung cống hiến vào công việc để tạo ra nhiều giá trị xứng đáng với số tiền lương được nhận hơn. 

Deal lương tốt còn khiến người sếp của bạn đánh giá cao năng lực xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp và thái độ với công việc. 

2. Những yếu tố cần quan tâm trước khi deal lương

Vị trí địa lý

Có khá ít ứng viên để ý tới điều này, tuy nhiên vị trí địa lý cũng ảnh hưởng khá nhiều tới lương thực nhận của bạn. Ví dụ: Mức lương của HR ở Hà Nội hoặc Sài Gòn sẽ cao hơn các tỉnh như Nam Định, Hà Nam do chi phí sinh hoạt ở thành phố cao hơn. 

Vậy nên, hãy xem xét công việc bạn chuẩn bị phỏng vấn ở đâu để xem xét lương cho phù hợp tránh deal quá cao hoặc quá thấp đều sẽ gây bất lợi cho bạn. 

Năng lực bản thân

Năng lực bản thân

Điều quan trọng trước mỗi cuộc deal lương là bạn phải biết chính xác năng lực bản thân, giá trị của mình là gì và các yếu tố nội tại ảnh hưởng tới quyết định lương của bạn. Một số yếu tố bạn nên xem xét: 

  • Số năm kinh nghiệm làm việc: Nếu trong bản mô tả công việc yêu cầu từ 1 – 2 năm kinh nghiệm và bạn đáp ứng được yêu cầu tốt hơn, bạn có thể đề xuất với HR mức lương cao hơn. 
  • Kết quả đạt được: Xem xét các dự án, kết quả thực hiện được trong những công ty trước đây. Số dự án thành công có thể là tiền đề để bạn show cho nhà tuyển dụng thấy bạn xứng đáng với mức lương tốt hơn. 
  • Kinh nghiệm quản lý: Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu kỹ năng quản lý và bạn đã có kinh nghiệm nhiều năm quản lý đội nhóm rồi thì đó có thể là lý do để được trả lương cao hơn. 
  • Trình độ học vấn: Các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ hoặc các chuyên ngành có liên quan có thể ảnh hưởng ít nhiều đến mức lương của bạn tùy thuộc vào vai trò, công ty ứng tuyển hoặc ngành nghề. 
  • Trình độ ngoại ngữ: với nhiều công ty bạn có thể đề xuất một mức lương cao hơn khi thành thạo ngoại ngữ (Anh, Nhật, Trung, Hàn…).

Mức thu nhập mong muốn 

Một cách deal lương khi phỏng vấn khôn ngoan đó là xác định trước được mức thu nhập mà bạn muốn nhận được. Đây là bước nghiên cứu, đánh giá tất cả các vấn đề liên quan tới công việc, bản thân, thị trường. Từ đó, bạn mới có cơ sở để cân nhắc mức lương mong muốn. Cụ thể hơn bạn cần lưu ý tới các yếu tố sau: 

  • Yêu cầu công việc
  • Đánh giá năng lực làm việc của mình (kinh nghiệm, kết quả đã làm, trình độ học vấn, ngoại ngữ..)
  • Nhu cầu chi tiêu cá nhân (tiết kiệm, đầu tư, học tập…) 
  • Nghiên cứu mặt bằng lương trên thị trường 
  • So sánh chính sách lương và các phúc lợi có thể nhận tại công ty ứng tuyển 

Mức lương cũ bạn đã nhận

Không ai mong muốn công việc mới có mức lương thấp hơn vị trí cũ. Vậy nên trước khi chọn công ty, hãy xem xét range lương công ty đó đang ở đâu. Nếu thấp hơn thì hãy cân nhắc, tốt nhất nên chọn range lương cao hơn để dễ deal. 

Tham khảo mức lương ở các vị trí tương đương 

Hãy tham khảo trước một vòng tuyển dụng xem các công ty đang tuyển vị trí này với mức lương trung bình là bao nhiêu (tốt nhất lên các diễn đàn hoặc trang tin tuyển dụng) hoặc bạn có thể hỏi bạn bè để có cơ sở deal lương khi phỏng vấn sau này. 

3. Kỹ năng mềm cần có trong khi deal lương

Các kỹ năng mềm cần có

Deal lương khi phỏng vấn không dễ cũng không khó. Nó là sự kết hợp linh hoạt và khéo léo giữa nhiều kỹ năng mềm khác nhau. Nếu bạn thành thạo những kỹ năng này, việc deal lương sẽ không quá nặng nề nữa. 

Kỹ năng giao tiếp 

Trong thực tế, nhiều người rất vững về chuyên môn nhưng lại kém về kỹ năng giao tiếp dẫn đến việc deal lương không thành công, đồng thời nhận được mức lương không như ý. Các bạn không biết cách diễn đạt vấn đề mạch lạc, tập trung vào năng lực bản thân – đó là một thiếu sót cực kỳ lớn, cản trở sự phát triển sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội của bạn.

Hãy nhớ khi phỏng vấn, rèn luyện giới thiệu bản thân trước gương, luyện tập giao tiếp thật tốt để gây ấn tượng khi phỏng vấn nhé. 

Kỹ năng quan sát 

Kỹ năng quan sát không chỉ đơn giản gồm khả năng quan sát mà còn cả khả năng phân tích và giải thích nữa. Việc quan sát thái độ của nhà tuyển dụng rất quan trọng khi bạn deal lương. 

Trong suốt quá trình phỏng vấn hãy quan sát thật kỹ thái độ của nhà tuyển dụng để xem họ có hài lòng về thái độ của bạn không? Có phần nào họ thấy hứng thú về bạn? Họ đang mong muốn điều gì ở bạn? Nếu bạn nắm bắt được những điều này và khai thác tốt chúng thì dĩ nhiên sẽ chiếm được điểm cao trong mắt HR và deal lương dễ hơn. 

Kỹ năng đàm phán 

Kỹ năng đàm phán

Nhấn mạnh những lý do bạn xứng đáng được nhận với mức lương đó, dẫn chứng những kỹ năng và thành tích của bạn bằng tài liệu và chuẩn bị thật kỹ để trình bày những phần đó.

Kỹ năng thuyết trình 

Thuyết trình và đàm phán luôn đi với nhau. Để chứng minh năng lực xứng đáng bạn phải trình bày 1 cách mạch lạc về thành tích, kinh nghiệm bản thân, từ đó gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. 

4. Cách deal lương khi phỏng vấn sao cho chuyên nghiệp

Cách deal lương khi phỏng vấn sao cho thật chuyên nghiệp, cần lưu ý những điều dưới đây: 

Thương lượng để cuối cuộc phỏng vấn: Lương bổng luôn là vấn đề được quan tâm đầu tiên khi nộp hồ sơ xin việc ở bất cứ đâu. Nhưng trước hết bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy năng lực thật sự của mình trước. Sau đó việc thỏa thuận lương sẽ dễ dàng hơn và nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá bạn khách quan hơn. 

Tìm hiểu kỹ về công việc cũng như mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra: Việc tìm hiểu thật kỹ về công việc apply chứng tỏ bạn quan tâm thực đến nó. Điều này giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng và là lợi thế khi đề cập đến mức lương mong muốn. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo trước về mức lương để chắc chắn rằng không bị “hớ” khi deal. 

Để nhà tuyển dụng nói về lương trước: Thay vì bạn là người đặt câu hỏi về lương, hãy để nhà tuyển dụng làm điều đó. Nếu bạn đề cập tới lương trước, có thể nhà tuyển dụng sẽ cho rằng chính bạn đang quá đề cao bản thân trước khi thuyết phục họ cần bạn. Đây cũng là một cách deal lương khi phỏng vấn hiệu quả. 

Thẳng thắn trong quá trình thương lượng lương: Lương thưởng là vấn đề vô cùng quan trọng vì vậy khi được hỏi về mức lương mong muốn hay yêu cầu về lương thì bạn đừng ngần ngại. Hãy thẳng thắn chia sẻ mong muốn của mình 1 cách khéo léo, lưu ý đưa ra mức lương nằm trong range lương đưa ra sẽ dễ thành công hơn. 

Cẩn trọng khi nói về mức lương cũ: Khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương cũ và công việc của bạn hãy thật thận trọng khi trả lời. Có thể ở vị trí mới này mức lương sắp tới của bạn được trả sẽ cao hơn rất nhiều lần so với mức lương cũ. Vì vậy, thay vì đề cập tới lương cũ, bạn hãy show cho nhà tuyển dụng thấy họ cần bạn. Khi đó, bạn sẽ dễ đạt được những gì bạn muốn. 

5. Tham khảo mức lương một số ngành nghề phổ biến hiện nay

Mức lương tham khảo 

Như đã đề cập cách deal lương khi phỏng vấn bạn cần xét tới mặt bằng lương chung trên thị trường. Dưới đây sẽ là gợi ý về một vài vị trí cho bạn:  

  • Nhân viên tư vấn: 7 – 13 Tr.đ
  • Trưởng phòng kinh doanh: 12 – 28 Tr.đ
  • Nhân viên bán hàng: 5 – 8 Tr.đ
  • Giám sát bán hàng: 9 – 17 Tr.đ
  • Digital Marketing: 8 – 17 Tr.đ

Mức lương có thể chưa bao gồm KPI và có thể thay đổi với từng ngành nghề, yêu cầu doanh nghiệp. 

Trên đây là kinh nghiệm dành cho bạn để có cách deal lương khi phỏng vấn phù hợp. Chúc bạn sẽ sớm lựa chọn được công việc ưng ý và đừng quên truy cập website vieclamquangngai.com để tìm hiểu thật nhiều mẹo hay khi đi xin việc nhé. 

Để lại một bình luận

.
.
.
.